Thiết kế giếng trời trên cầu thang hút gió đẹp
Thiết kế giếng trời trên cầu thang là giải pháp kiến trúc hoàn hảo cho không gian nhà ống, đảm bảo cho không gian ngôi nhà luôn lấy được ánh sáng, nâng cao phong thủy cho ngôi nhà, tăng tính thẩm mỹ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về cấu tạo của giếng trời.
Thiết kế giếng trời hút gió, lấy ánh sáng
Vị trí trung tâm đó làm cho giếng trời hút tầm nhìn, gây ấn tượng thị giác và dễ được đầu tư, chăm chút để cho đẹp, làm cho cả không gian lớn liền kề như phòng sinh hoạt chung, bếp… cũng đẹp hơn.
Giếng trời là không gian tuyệt vời để đưa thiên nhiên vào không gian sinh hoạt của gia đình, nhiều gia đình đã tận dụng được ánh sáng từ giếng trời để kết hợp trang trí thêm với những tiểu cảnh, hồ nước hay đơn giản là các giỏ hoa hay các loại dây leo tường để tạo điểm nhấn cho không gian giếng trời. Dưới đây là một số mẫu thiết kế giếng trời đẹp, nổi bật mà bạn có thể tham khảo.Tùy vào mục đích của gia chủ để thiết kế nên những chiếc giếng trời phù hợp. Có gia chủ chỉ cần giếng trời để lấy gió giúp ngôi nhà thông thoáng, có gia chủ thì chỉ cần lấy ánh sáng. Nhưng phần lớn các chủ nhà sẽ thiết kế giếng trời vừa có ánh sáng vào nhà, lại có độ thoáng để đưa khí trong nhà ra ngoài và ngược lại.
Bạn có nhu cầu làm mái kính cường lực cho giếng trời hãy tham khảo ngay bảng giá kính cường lực rẻ hấp dẫn giá từ nhà máy sản xuất
Giếng trời là giải pháp không thể thiếu trong thiết kế kiến trúc nó vừa mang đến tính kỹ thuật và mỹ thuật cao đặc biệt hơn nó phù hợp cho những không gian nhà phố có ít ỏi ánh sáng tự nhiên vào nhà.
Giếng trời có chức năng lấy ánh sáng, lấy gió hay chính là việc trao đổi khí giữa bên trong và bên ngoài của ngôi nhà. Bên cạnh đó giếng trời còn là điểm nhấn cho ngôi cho giúp phù hợp thẩm mỹ cũng như phong thủy của ngôi nhà.
Để tăng công năng cho giếng trời thì nguyên vật liệu phù hợp để thiết kế giếng trời sẽ được lựa chọn là bằng kính hoặc bằng nhựa. Độ sáng bóng của những nguyên vật liệu này giúp cho không gian nhà thêm thoáng đãng.
Khi sử dụng nguyên vật liệu kính hay nhựa thì để đảm bảo an toàn cho giếng trời và người dùng thì gia chủ nên lắp thêm phần khung sắt bảo vệ độ chắc chắn cho giếng trời.
Sơ đồ thiết kế giếng trời số 1: Đây được coi là mẫu thiết kế giếng trời thông dụng và phổ biến nhất hiện nay.
Mặt trước nhà có thiết kế những ô cửa sổ nhờ đó gió theo cửa sổ vào nhà và theo hướng giếng trời để thoát ra ngoài. Cửa để lấy gió vào nhà và cửa thoát gió trên giếng trời cần được bố trí ngược chiều với nhau.Đây là kiểu nhà ống chỉ có cửa sổ ở hướng nhà mặt tiền còn các phòng bên cạnh là không có cửa sổ.
Sơ đồ thiết kế giếng trời số 2: Thiết kế giếng trời di động
Với sơ đồ thiết kế như này thì hướng gió sẽ đi thẳng đứng khi mái che di chuyển sang 1 bên, còn nếu mái che đóng lại thì hướng gió sẽ đi theo hướng giống như sơ đồ số 1..Sơ đồ thiết kế giếng trời số 3: giếng trời trên cầu thang kết hợp với cửa sổ đối xứng cửa sổ giữa các phòng
Đây là cách thiết kế giếng trời với không gian xung quanh nhà đủ rộng, phía sau ngôi nhà rộng vẫn có thể thiết kế cửa mở ra để lấy độ thoáng và gió được. Với các thiết kế này thì phòng đối phòng phải luôn mở cửa thì gió thoáng mới hút được từ phòng này sang phòng kia. Khi một trong 2 phòng đối nhau đóng cửa thì lưu thông không khí sẽ được đi theo sơ đồ 1 như vậy ngôi nhà sẽ luôn thông thoáng lấy gió khí tràn ngập ngôi nhà bạn.
Kích thước giếng trời cầu thang hợp lý
Nhà ống là một trong những kiểu nhà chủ yếu được sử dụng để xây dựng tại các đô thị hiện nay, với không gian thích hợp với diện tích sử dụng, nhà ống mang đặc trưng về chiều sâu do vậy ánh sáng cho ngôi nhà là phần bị hạn chế. Ngoài việc sử dụng cửa kính cường lực và tăng cửa sổ thì thiết kế giếng trời kính cường lực là một trong những gợi ý mà bạn không nên bỏ qua.Giếng trời là khoảng không gian từ mái thông xuống tầng trệt theo phương thẳng đứng, rất được ưa chuộng và sử dụng nhiều cho nhà ống hoặc nhà phố. Với diện tích sử dụng bị hạn chế như nhà ống thì việc kết hợp giữa cầu thang với giếng trời là việc nên làm. Đây là khu vực cần được chiếu sáng để đảm bảo an toàn cho mọi người khi di chuyển tiết kiệm được điện năng chiếu sáng.
Một giếng trời gồm ba phần chính là chân giếng, lưng giếng và đỉnh giếng trong đó chân giếng là không gian được lưu tâm nhất, tận dụng để làm các phòng chức năng trong nhà, thể hiện sự sáng tạo của gia chủ. Khi kết hợp giếng trời với cầu thang phần lưng giếng bạn có thể đặt các chậu tiểu cảnh để không gian sống xanh, gần gũi hơn với thiên nhiên. Để đạt hiệu quả lấy ánh sáng tốt nhất gia chủ nên sử dụng mái kính cường lực vừa tạo được tầm nhìn vừa giữ được độ an toàn cần có đảm bảo che chắn khi mưa gió.
Để không gian ngôi nhà có được nhiều ánh sáng vào nhà thì việc lực chọn bộ cửa kính cũng là giải pháp phù hợp. Hãy tham khảo ngay bảng báo giá cửa kính giúp ngôi nhà luôn thông thoáng
Kinh nghiệm làm giếng trời, các mẫu thiết kế giếng trời đẹp
Tùy vào diện tích của mỗi ngôi nhà mà các gia chủ sẽ lựa chọn diện tích thiết kế sao cho phù hợp, khi thi công cần đảm bảo phần mái che phải có khe thoát nước hiệu quả tránh rò rỉ vào nhà, gây ảnh hưởng đến kiến trúc của ngôi nhà. Đồng thời gia chủ cũng cần quan tâm đến phong thủy trong nhà để đảm bảo cân bằng cho toàn bộ ngôi nhà.Để cho giếng trời đạt hiệu quả tối đa khi sử dụng thì gia chủ nên thiết kế giếng trời đặt khoảng không giữa ngôi nhà. Với vị trí đặt giữa nhà thì khả năng khai thắc tối đa đến ba mặt, một mặt giáp với tường biên, cho các không gian phòng ngủ, phòng vệ sinh, cầu thang, lan can