Công thức tính bê tông móng đơn
Một ngôi nhà bền, đẹp, chắc chắn và có giá thành xây dựng hợp lý là mong muốn của tất cả các chủ đầu tư cũng như những khách hàng có nhu cầu trong xây dựng nhà ở, do đó cần có sự tính toán thật kỹ lưỡng cho từng hạng mục trước thi công. Móng đơn là một trong những lựa chọn tiết kiệm với công thức tính bê tông móng đơn hợp lý đây là một trong những giải pháp kinh tế hàng đầu.
Móng đơn là gì
Trong ngành xây dựng móng đơn là loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực.
Trong những công trình xây dựng có tải trọng nhẹ và vừa như xây dựng nhà tạp, nhà cấp 4, nhà 2 tầng, 3 tầng....thì thường sử dụng đến móng đơn để tiết kiệm chi phí.
Móng đơn thường được bố trí nay tại dưới chân cột, có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp và nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, tám cạnh, hình tròn hoặc hình chữ nhật,… tùy thuộc vào tác dụng chịu lựa của nó.
Đối với các công trình nhỏ lẻ, không quá cần sự kiên cố vững chắc nhiều thì sẽ sử dụng đến móng đơn.
Xây dựng nhà cửa là việc khá quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Hãy tìm hiểu thêm phạm kim lâu lục súc có xây được nhà hay không
Cấu tạo móng đơn bê tông cốt thép
Móng đơn có kích thước không lớn, có đáy hình vuông, chữ nhật hoặc hình tròn thường được làm bằng gạch, đá xây, bê tông hoặc cốt thép. Cột điện dân dụng, nhà công nghiệp, mố trụ cầu nhỏ, móng trụ điện,… là một trong những ứng dụng phổ biến nhất của móng đơn.
Móng đơn có một số loại phổ biến hiện nay như: Móng đơn dưới cột nhà – xây bằng gạch, đá xây, bê tông, móng đơn dưới cột – bê tông hoặc bê tông cốt thép, móng đơn dưới trụ cầu hay dưới các thép ăng ten.
Móng đơn dưới tường được áp dụng hợp lý khi áp lực do tường truyền xuống có vị trí số nhỏ hoặc khi nền đất tốt và có tính lún bé, các móng đơn thường được đặt cách nhau từ 3m đến 6m dọc theo tường và đặt dưới các góc nhà, tại các tường ngăn chịu lực và những nơi có tải trọng tập trung nên đặt thêm các dầm móng để tạo sự vững chắc hơn cho kết cấu công trình.
Bạn đang trong quá trình xây dựng nhà cửa vậy bạn đã tìm hiểu việc xây dựng nhà cần chuẩn bị những gì chưa để giảm thiểu chi phí tối đa nhất
Cấu tạo móng đơn dưới tường gồm các bộ phân cơ bản :
- Bản móng, đệm móng
- Cột truyền lực bằng bê tông
- Dầm móng
- Lớp lót tường
- Tường nhà
Công thức tính thể tích móng đơn
Móng đơn được tính khối lượng bê tông theo công thức khuân mẫu, với các tỷ lệ có tính toán và được chia một cách cụ thể:- Với cấu kiện bê tông dạng lập phương
- Với cấu kiện phức tạp khác
(Nếu diện tích mặt bằng cấu kiện quá phức tạp ta có thể chia về những hình đơn giản hơn để tính diện tích sau đó tổng hợp lại.)
Nắm được cách đo khối lượng bê tông cho các hạng mục, công trình xây dựng là một trong những yếu tố rất quan trọng, giúp bản thân mỗi người có thể tự giải quyết được rất nhiều cồn việc trong lĩnh vực xây dựng công trình. Thành thạo cách đo khối lượng bê tông phục vụ công tác lập dự toán công trình cùng một số mục đích có liên quan khác.
Bên cạnh đó việc tính khối lượng bê tông còn kiểm tra được khối lượng bê tông sai khác giữa bản thiết kế và dự toán đã đưa ra, tránh sự không đồng bộ giữa các khâu trong phần chuẩn bị, đảm bảo công tác quản lý, điều hành thi công công trình một cách có hiệu quả, chất lượng.
Móng đơn khi gặp những trường hợp chịu tải trọng lớn cần mở rộng đáy móng, đồng thời tăng cả chiều dài và chiều sâu chôn móng vậy nên móng đơn chỉ được dùng trong trường hợp có nên đất chịu tải tốt hoặc tải trọng không lớn lắm. Đây có thể coi là nhược điểm lớn nhất của loại móng này.
Các bước thi công móng đơn
Chuẩn bị mặt bằng
Để tiến hành thi công hạng mục móng thì trước tiền cần phải giải phóng mặt bằng lấy chỗ thi công.
Dọn dẹp chỗ để sao cho quá trình tiến hành đào móng được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng. Nếu khu vực có cây cối thì cần phải chặt bỏ sau đó chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu và máy móc để tiến hành thi công móng
Thi công móng
Trước khi thi công móng cần phải nắm rõ xem móng cần làm có cấu tạo và kích thước như thế nào những vị trí cần tiến hành đào móng.Công tác đóng cọc
Dựa vào bản vẽ thiết kế công trình để xách định chính xác vị trí cần đóng cọc, số lượng móng cần đóng là bao nhiêu, khoảng cách giữa các cọc là bao nhiêu mét.
Đây là móng đơn nhưng cũng cần kiểm tra xem nền đất khỏi quá yếu không nếu quá yếu thì cần phải gia cố nền bằng cọc tre, cừ tràm trước khi đóng cọc.
Tiến hành đào hố móng
Sau khi đóng cọc cố định nên nền đất thì sẽ tiến hành đào hố đất. Hố móng đào cần phải đảm bảo độ nông, sâu, đồng thời diện tích hố móng đủ rộng để khi đổ bê tông xuống hố móng phải đảm bảo yêu cầu về kích thước cũng như trọng tải của công trình.
Phần đất được đào cần phải lấy sạch lên, kiểm tra hố móng xem có bị ngập nước không nếu ngập nước cần xử lý sao cho hố luôn phải khô ráo, hố khô thì mới tiếp tục làm phần tiếp theo.
Xử lý mặt phẳng hố móng
Để móng được vững chắc thì cần phải làm nền mặt hố sao cho bằng phẳng. Trước tiên san đều mặt hố sao cho vuông vức bằng phẳng để đảm bảo hố đã phẳng chắc chắn thì cần sử dụng đến các dụng cụ chuyên dụng như máy đầm, đầm tay để đầm mặt hố cho chắc đều.
Láng một lớp bê tông mỏng nên mặt nền đất.
Mặt phẳng hố đã có thì tiến hành đổ láng một lớp bê tông mỏng tiếp xúc với đất đây được gọi là lớp lót dưới chân móng.
Lớp lót bê tông này có nhiệm vụ như sau
-
giúp cho mặt phẳng hố được bằng phẳng
-
Hạn chế mất nước của lớp bê tông phía trên
-
Hạn chế biến dạng của đất đai do tác đọng từ bên ngoài
-
Chống các xâm hại bên ngoài bảo vệ lớp bê tông móng
Ghép cốp pha móng
Đặt cốp pha theo lưới thép đã được gia công chuẩn bị từ trước.
Đổ bê tông móng
Bê tông được đổ vào móng sau khi đã hoàn thiện công tác cốp pha cho móng đơn. Bê tông sử dụng để đổ móng cần đạt đúng tiêu chuẩn về tỉ lệ X:C:Đ(N).
Chú ý không được để cho hố móng ngập nước trong quá trình đổ bê tông móng đơn. Nước trong hố móng sẽ làm cho bê tông có độ kết dính kém, ảnh hưởng đến chất lượng thi công.
Tháo cốp pha móng
Bê tông móng là cấu kiện được đặt trực tiếp lên trên lớp nền cứng, chỉ chịu trọng lực của bản thân và lực xô ngang của thành, nên chỉ cần bê tông đạt độ liên kết cố định sau 1 - 2 ngày là có thể tháo cốp pha.
Bảo dưỡng bê tông móng sau khi đổ
Bảo dưỡng bê tông móng là quá trình dưỡng ẩm thường xuyên cho bê tông trong điều kiện tác động của các yếu tố khí hậu bên ngoài. Bê tông móng cần được bản dưỡng đúng quy cách để đảm bảo được chất lượng của bê tông thành phẩm.
Biện pháp: tưới nước trực tiếp lên bê tông, phủ các loại vật liệu ẩm, phun sương,...
Gửi bạn bảng báo giá kính cường lực làm các hạ mục cửa kính, cửa nhôm kính, lan can, cầu thang, mái kính...rất nhiều hạng mục trong nhà