BNC
Hotline:
0965.264.222
Hỗ trợ trực tuyến
Kinh doanh 1 / Mr Cần 0931.026.555
Kinh doanh 2 / Ms Tươi 0982.997.256
Trang chủ    Góc tư vấn   Khi về nhà mới cần cúng những gì?

Khi về nhà mới cần cúng những gì?

    Dọn về nhà mới đồng nghĩa với việc tất cả các thành viên trong gia đình sẽ bắt đầu cuộc sống mới nên có thể nói là vô cùng quan trọng. Ngoài việc chọn ngày tốt để nhập trạch thì việc chuẩn bị lễ vật cúng cáo cũng cần phải quan tâm, rất nhiều gia chủ thắc mắc khi về nhà mới cần cúng những gì và chuẩn bị đồ đạc ra sao. Theo dõi bài viết dưới đây của Havaco để có thể chuẩn bị đầy đủ cho ngày nhập trạch.

Lễ cúng chuyển nhà nhập trạch có ý nghĩa như thế nào đối với gia chủ

Tại sao gọi là lễ nhập trạch?

Theo từ Hán Việt thì " nhập trạch" được hiểu như sau: "nhập" có nghĩa là vào, "trạch" có nghĩa là nhà. Theo dịch Hán Việt như vậy thì nhập trạch có nghĩa là dọn vào nhà mới.
Khi làm lễ nhập trạch thì gia chủ cũng nên chọn ngày giờ đẹp hợp với tuổi mệnh của gia chủ để sau này mọi việc của gia chủ làm đều thuận lợi.

Ý nghĩa của lễ nhập trạch

Lễ nhập trạch được coi là "đăng ký hộ khẩu" với thổ công thổ địa và các thần linh cai quản trên nền đất bạn sắp chuyển đến sinh sống. Đây là một nghi lễ truyền thống có từ bao đời ông cha nó khá quan trọng được lưu truyền đến bây giờ.
Theo quan niệm ông cha thì " Đất có thổ công, sông có hà bá". Ý câu nói này cho rằng mỗi một vùng đất, khu vực đều có những thần linh trấn quản.
Như vậy việc chuyển đến nhà mới cần phải làm lễ báo cáo xin phép có như vậy thì mọi công việc của gia đình mới được chấp thuận giúp cuộc sống gia đình và công việc sau này sẽ được "thuận buồm xuôi gió"

Đồng thời việc nhập trạch này sẽ đưa bát hương của tổ tiên ông bà và thần tài từ nhà cũ sang nhờ mới để các thần linh phù hộ cho gia chủ làm ăn tấn tài, tấn lộc

Ngày về nhà mới cần làm gì?

Để hạn chế những thiếu sót không mong muốn dẫn đến mất thời gian trong ngày chuyển nhà thì bạn cần nắm rõ lễ nhập trạch cần chuẩn bị những vật dụng, đồ dùng gì cho ngày nhập trạch. Tránh việc quên quên nhớ nhớ thì bạn hãy lấy giấy bút ghi đầy đủ các mục cần chuẩn bị và công việc cần làm lần lượt là những gì. Sau đây là những đồ dùng vật dụng cần chuẩn bị.

Chiếu, đệm, gạo, muối, bát hương, nước, chổi quét nhà và vật dẫn lửa,… là những vật dụng đầu tiên không thể thiếu khi vào nhà mới cần chuẩn bị đầy đủ, cũng là lễ vật cúng Thần linh.
           
Tìm một ngày tốt để làm lễ nhập trạch theo quan niệm phong thủy sẽ giúp cho gia chủ thuận lợi hơn trong việc làm ăn, hòa thuận các thành viên trong gia đình hòa thuận hơn. Một việc không thể bỏ qua nữa là chuẩn bị mâm đồ cúng nhập trạch, thường bao gồm có:

  • Đĩa quả thường là 5 loại quả, chọn những quả tươi ngon, không hỏng hay bầm dập, đem rửa sạch và đặt lên đĩa cúng.

  • Phần hương hoa bao gồm hoa tươi đặt đĩa và cắm lọ, nhang, nến đốt hai bên, đĩa trầu cau, giấy bạc, muối và gạo có trộn nước.

  • Bên cạnh đó không thể thiếu mâm cơm cúng, tùy theo từng gia đình để làm sao cho phù hợp và chuẩn bị thêm về nghi lễ nhập trạch.

Thực tế, nghi lễ chuyển nhà mới khá đơn giản do vậy bạn có thể tự cúng nhập trạch tại nhà hoặc nếu gia đình nào có điều kiện hoặc chuyển dọn với quy mô lớn và tin vào phong thủy thì có thể nhờ thầy cúng nhưng dù gì quan trọng nhất vẫn là ở tâm của gia chủ.

Khi về nhà mới thì có khá nhiều công việc cần phải trang trí nhà cửa. Hẳn rằng một chiếc gương soi trang điểm trong phòng ngủ là không thể  thiếu vậy cách trang trí gương trong phòng ngủ như thế nào cho hợp phong thủy bạn đã nghĩ đến chưa.

Những vật dụng cần mua khi về nhà mới.
 

Để cuộc sống tại nhà mới được ổn định và thuận tiện nhất thì các gia chủ nên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cũng như các dụng cụ cần thiết phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Ngoài các đồ dùng không thể thiếu khi nhập trạch thì gia chủ cũng cần chuẩn bị thêm phần nội thất của căn nhà để hoàn thiện không gian sống tối đa nhất.
Ngôi nhà bạn trước hết phải được hoàn thiện và lắp đặt những thiết bị sinh hoạt tối thiểu như hệ thống đèn điện, quạt, ống nước và các thiết bị khác. Cổng, cửa nhà cũng cần phải được hoàn thiệt trước khi gia đình bạn tiến hành ở để đảm bảo an toàn cho cả gia đình.
           
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại cửa để khách hàng lựa chọn, tuy nhiên nếu gia chủ muốn không gian nhà mình sang trọng, hiện đại và sáng tạo thì các mẫu cửa nhôm kính hay cửa kính cường lực để không gian nhà thêm thông thoáng có tầm nhìn sẽ là lựa chọn hàng đầu. Với ưu điểm về khả năng cách âm, cách nhiệt, chịu lực, lấy sáng và tạo được độ thông thoáng cho ngôi nhà được thiết kế tại rất nhiều công trình, từ những nhà mặt phố thông thường đến các văn phòng làm việc, trong khách sạn đến cả các khu biệt thự cao cấp. Chủ nhà hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn cho ngôi nhà của mình các thiết kế cửa từ kính cường lực.

Hướng dẫn cách cúng nhập trạch chuyển nhà mới cụ thể

Để bạn không bị bỡ ngỡ làm gì trước làm gì sau và làm như thế nào thì sau đây là bài viết hướng dẫn chi tiết cách làm lễ nhập trạch về nhà mới.

  • Công việc đầu tiên cần làm trong lễ nhập trạch là đốt là than để đặt ngay cửa ra vào. Lưu ý sau khi lò than được đốt  thì đồ đạc hay người mới được phép bước vào nhà còn trước đó không được chuyển bất cứ gì vào nhà.
  • ​Người là trục cột trong gia đình sẽ là người bước qua lò than và bước vào nhà đầu tiên nên bước chân trái trước, chân phải sau. Khi bước vào nhà thì người chủ cột cần đem theo bát hương bài vị gia tiên quan trọng nhất vào nhà.\
  • Các thành viên còn lại trong gia đình lần lượt bước qua lò than và mỗi người đều phải cầm theo vật thờ cúng hoặc những đồ vật khác. Những người lần lượt bước vào nhà tuyệt đối không được đi tay không.
  • Khi bước vào nhà thì các thành viền nhanh chóng mở hết tất cả các cánh cửa trong nhà, kể cả cửa sổ điều này tượng trưng cho việc khai thông khí, đánh thức ngôi nhà
  • Sắp xếp bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần tài, thổ địa đúng vị trí chuẩn bị trước đó. Sau đó các đồ cúng cần sắp xếp bày ngay ngắn để chuẩn bị tiến hành làm thủ tục cúng chuyển nhà mới. Lưu ý khi sắp xếp đồ cứng thì bày ở giữa nhà hướng cúng nên chọn về hướng hợp với hướng tuổi của gia chủ. 
  • Một người thắp nhang, đọc văn khấn, và các thành viên còn lại đứng chấp tay nghiêm trang.
  • Trong thời gian đợi nhang tàn hết thì gia chủ bật bếp, nấu nước pha trà. Trà dùng để dâng lên mâm cúng và người nhà cùng thưởng thức. Việc bật bếp có ý nghĩa khai hỏa, tạo sức sống cho ngôi nhà mới.
  • Tiến hành hóa tiền vàng cháy hết thành tro thì lấy rượu tưới lên tàn tro.
  • Các hũ gạo, muối, nước để lại đặt trên bàn thờ táo quân để tượng trung cho sự no đủ.
  • Lúc này lễ nhập trạch được xem như hoàn tất, các vật dụng lần lượt đem vào nhà rồi sắp xếp theo ý muốn.

Những kiêng kỵ khi dọn về nhà mới (nhập trạch) gia chủ nhất định phải nhớ

Dưới đây là một số lưu ý khi làm lễ chuyển về nhà mới, vì theo quan niệm từ xưa đến nay nếu chủ nhà không làm tốt các nghi lễ này, sau này sẽ gặp nhiều điều không được thuận lợi:

  •  Nếu gia chủ chỉ chuyển dọn về nhà mới lấy ngày tốt, chưa ở ngay thì cũng phải ngủ lại nhà mới ít nhất 1 tối để khai báo với thổ thần rằng nhà đã có người cư trú.

  • Sau khi làm lễ hay còn gọi là nhập trạch, gia chủ phải làm tiếp lễ yết cáo tổ tiên sau đó mới được thu dọn.

  •  Sau khi đã dọn dẹp và thụ lộc xong, tất cả các thành viên trong gia đình phải đứng trước ban thời tổ tiên cùng làm lễ bái tạ để Thần phật và Tổ tiên tạo phúc bình yên.

  •  Khi chuyển về nhà mới, người đang mang thai không được động vào đồ đạc. Nếu bắt buộc phải làm hãy sắm một chiếc chổi mới rồi quét toàn bộ đồ đạc trong nhà sau đó mới được chuyển tới nhà mới.

  • Nên tránh những người cầm tinh con hổ phụ dọn chuyển nhà.

  • Sáng và trưa là thời gian tốt nhất để chuyển về nhà mới, không nên chuyển vào buổi tối bởi khi mặt trời đã lặn, nếu chuyển nhà có thể sẽ dẫn theo vong về nhà mới.

Các tin khác

Đối tác 1
Đối tác 2
Đối tác 3
Đối tác 4
Đối tác 5
Đối tác 6
CN Miền Bắc
0965.264.222
CN Miền Nam
0909.017.708
CN Miền Bắc
CN Miền Nam