BNC
Hotline:
0965.264.222
Hỗ trợ trực tuyến
Kinh doanh 1 / Mr Cần 0931.026.555
Kinh doanh 2 / Ms Tươi 0982.997.256
Trang chủ    Góc tư vấn   Móng cốc là gì?

Móng cốc là gì?

Móng cốc là gì? Cấu tạo và bản vẽ cơ bản của móng cốc ra sao là thắc mắc của rất nhiều gia chủ khi có mong muốn xây nhà để đảm bảo sao cho kết cấu công trình hài hòa và phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn thiết kế thi công. Cùng chúng tôi tìm hiểu và tham khảo thêm các thông tin về móng cốc.

Móng cốc là gì? Cấu tạo móng cốc

          Các loại móng nhà là một phần rất quan trọng cho kết cấu một ngôi nhà kiên cố bền đẹp mà bạn mong muốn, móng cốc hay còn được gọi là móng đơn là loại móng rất phổ biến được sử dụng rộng rãi trong những công trình nhà ở dân dụng, không đòi hỏi quá nhiều về tải trọng và thường dành cho các công trình có độ cao từ 3 tầng trở xuống.
          Đây là loại móng rẻ tiền nhất, tác dụng chịu lực và tùy thuộc vào thành phần cấu tạo và mác bê tông cốt thép mà sử dụng cho từng công trình cụ thể, thường được dùng làm chân cột nhà, cột điện, mố trụ cầu,… Móng nằm riêng lẻ trên mặt đất có thể là hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn và một số hình khác nữa.
          Móng cốc có cấu tạo đơn giản, dễ thi công và đòi hỏi chi phí thấp so với các loại móng còn lại, bên trong móng là hệ thống cốt thép chạy xuyên suốt thân cột và bên dưới phần đế, phần chân cột thường là lớp bê tông dày hoặc gạch xếp chồng nhau.
          Để đảm bảo sự an toàn phần đế móng đơn cần được đặt trên lớp đất tốt với độ sâu tối thiểu là 1m, khi thiết kế cần tránh đặt móng trên nền đất yếu, dễ sụt lún làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình theo tác động của các yếu tố ngoại cảnh.
>>>>> Tìm hiểu ngay hướng bếp là hướng lưng người nấu hay là hướng mặt người nấu

Bản vẽ, kết cấu móng nhà kiên cố, an toàn

          Thi công hoàn chỉnh một bản vẽ móng cốc bao gồm các công đoạn cơ bản dưới đây:
  • Giai đoạn chuẩn bị:
Yêu cầu đầy đủ về số lượng nhân công phục vụ công trình, nguyên vật liệu tưng ứng với lượng sử dụng, phần mặt bằng chuẩn bị đổ móng cũng cần được giải phóng để kịp với tiến độ công trình.
  • Đóng cọc
Mật độ cọc được xác định dựa trên thiết kế của mỗi công trình, việc đóng cọc cần đảm bảo hạn chế được sự sụt lún cho phần móng, tre và bê tông là những loại cọc thường được sử dụng để gia cố nên móng.
  • Đào hố
Phần đất xung quanh các cọc được đào đúng theo kích thước của móng để tiến hành đổ bê tông, cần đảm bảo các số liệu về độ nông sâu, độ rộng đảm bảo để móng đủ khả năng chịu trọng tải cần thiết.
  • Sản phẳng mặt hố
Công đoạn này được tiến hành sau khi có được độ nông sâu đồng đều bằng cách sử dụng đầm tay hoặc thiết bị đầm chuyên dụng hoặc phủ một lớp đá để tạo độ bằng phẳng cho nền hố.
  • Đổ bê tông lót rồi đổ móng
Lớp bê tông lót được triển khai nhằm tạo độ bằng phẳng cũng như hạn chế sự thấm hút của móng. Sau khi tiến hành tất cả các công đoạn trên ta tiến hành đổ bê tông định dạng kết cấu để hoàn thiện móng.
          Ngày nay sử việc thay thế các bức tường và phần móng gạch bằng các vật liệu an toàn khác là rất phổ biến nhất là kính cường lực. Với những công trình nhà ở, khu biệt thự nhất lànhững khu nhà nghỉ dưỡng sử dụng tường kính cường lực là thiết kế được ưu tiên. Kính cường lực đảm bảo về độ an toàn và kiên cố như các vật liệu xây tường khác đồng thời nó còn giúp không gian trong nhà lấy ánh sáng hiệu quả. Là giải pháp kinh tế hiệu quả với tính thẩm mỹ và sang trọng cao.
 >>>>> Xem ngay bảng báo giá cửa nhôm Xingfa hàng nhập khẩu Đẹp - Sang Trọng - Rẻ
 

 

Các tin khác

Đối tác 1
Đối tác 2
Đối tác 3
Đối tác 4
Đối tác 5
Đối tác 6
CN Miền Bắc
0965.264.222
CN Miền Nam
0909.017.708
CN Miền Bắc
CN Miền Nam