BNC
Hotline:
0965.264.222
Hỗ trợ trực tuyến
Kinh doanh 1 / Mr Cần 0931.026.555
Kinh doanh 2 / Ms Tươi 0982.997.256
Trang chủ    Góc tư vấn   Vật liệu làm giếng trời

Vật liệu làm giếng trời

Nên chọn vật liệu làm giếng trời như thế nào là băn khoăn của rất nhiều người khi có mong muốn thiết kế giếng trời cho nhà mình. Đâu là vật liệu vừa đảm bảo được tính thẩm mỹ và công năng khi sử dụng giếng trời vừa đáp ứng được các yêu cầu về độ an toàn. Theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có câu trả lời chính xác.

Giếng trời là gì? Che giếng trời như thế nào

            Giếng trời là một khoảng không gian từ mái nhà thông xuống tầng trệt theo phương thẳng đứng, có thể thiết kế thêm trong kiến trúc ngôi nhà hoặc không, đây được coi là giải pháp hữu hiệu cho các căn hộ bị hạn chế cả về diện tích lẫn không gian tự nhiên khi những ngôi nhà này bị các căn nhà phố vây kín và không có nhiều mặt thoáng.
            Là giải pháp thông gió, lấy ánh sáng tự nhiên là hai vấn đề quan trọng trong thiết kế nhà ở, giúp trao đổi hài hòa không gian sống tạo cho người dùng cảm giác thoải mái khi ở trong nhà.
            Phong thủy đặt giếng trời cần ở các vị trí có các cung tốt như: Tài Lộc, Thiên Mạng và tránh hướng Bắc của ngôi nhà, khai thác hiệu quả vị trí trung tâm của ngôi nhà để gây được ấn tượng, thu hút mọi người khi bước vào nhà, tạo không gian sống đẹp hơn.
Khung bảo vệ giếng trời
 

Hiện nay nhà phố hay nhà ống phần lớn được thiết kế giếng trời. Hẳn rằng giếng trời là giải pháp hiệu quả nhằm tạo sự thông thoáng, giúp đưa ánh sáng cùng năng lượng gió và khí vào nhà được tiện lợi nhất. Để được hiệu quả cao thì những nhà thiết kế phải thiết kế sao cho hợp lý và phù hợp để đảm bảo công năng sử dụng và không gian của ngôi nhà.
Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ một vài lưu ý cần thiết để bố trí giếng trời sao cho hợp lý và tránh bị nước tạt vào nhà.

Biện pháp chống dột và chống mưa khi sử dụng giếng trời.

  • Với trường hợp không có kiến trúc sư riêng thiết kế nhà thì khi làm giếng trời bạn cần tìm hiểu và tham khảo đối với những gia đình đã làm giếng trời hoặc đọc các kiến thức trên mạng về thiết kế giếng trời. Từ nhiều kiến thức khác nhau để đúc kết kiến thức cần thiết nhất để thiết kế làm giếng trời.
  • Khi làm giếng trời thì cần tính đến việc lớp vật liệu như nào để phù hợp cho việc lấy ánh sáng vào nhà.
  • Thông thường người tiêu dùng sẽ lựa chọn tấm lợp polycarbonat hoặc kính cường lực. Với hai vật liệu này thì gia chủ cần phải gia cố khung thép hoặc inox, sau đó 2 vật liệu sẽ được thiết kế đặt trên khung đã thiết kế sẵn.
  • Để tránh nước mưa hay trộm đột nhập vào nhà thì phần khung gia cố cần được thiết kế rộng hơn với miệng giếng trời và kính cường lực hay polycarbonat cũng cần thiết kế rộng hơn phần khung. Khoảng cách giữa mép mái che vào miệng giếng trời nên thiết kế cách nhau từ 30 cm - 50cm để đảm bảo nước mưa không hắt được xuống miệng giếng trời.
  • Khi thiết kế độ cao của khung so mới mặt của giếng trời thì cũng không nên thiết kế cao quá chỉ cần để từ 25cm cho đến 40 cm đủ để thoát khí trong nhà ra ngoài và ngược lại.
  •  Với khoảng cách chiều cao và độ phủ của kính cường lực hay polycarbonat lên trên miệng giếng như trên sẽ giúp hạn chế ngăn nước mưa hắt vào nhà.

​Hãy tham khảo ngay bảng báo giá kính cường lực để làm mái che giếng trời

 

Vật liệu kính cường lực làm giếng trời 

Thiết kế hệ thống thoát nước trên sàn tầng thượng đặt giếng trời hợp lý

  • Để tránh cho nước tràn vào nhà khi lượng nước mưa quá lớn và không kịp thoát thì thông thường các miệng giếng trời sẽ được xây lên cao hơn so với sàn của tầng thượng. Việc xây cao miệng giếng trời nhằm mục đích khi nước mưa tràn sàn thượng chưa kịp thoát thì sẽ không tràn qua miệng giếng trời vào nhà được. Miệng giếng trời lên để cao từ 30 cm trở lên so với mặt sàn tầng thượng.


Thiết kế giếng trời ở vị trí, độ rộng nhỏ phù hợp của ngôi nhà.

  • Để thiết kế lên một giếng trời trước tiên cần dựa vào diện tích ngôi nhà to hay nhỏ. Sau đó chúng ta tính đến hướng lấy gió giữa các phòng trong nhà.  
  • Nếu ngôi nhà tuy nhỏ nhưng lại có khoảng không xung quanh nhà như sân vườn đủ rộng để thiết kế các phòng đều có cửa sổ thông gió lấy sáng thì giếng trời không nhất thiết để rộng to chỉ cần vừa phải để cân đối ánh sáng lấy từ giếng trời và lấy từ các cửa sổ vào.
  • Với ngôi nhà rộng rãi nhưng 3 mặt tường ngôi nhà lại tiếp giáp với nhà kế bên không thể thiết kế được cửa sổ thì gia chủ cần thiết kế giếng trời rộng hơn và có độ thoáng trên miệng giếng trời cũng lớn hơn.
  • Thông thường giếng trời sẽ được thiết kế bên trên cầu thang, cầu thang để vị trí nào trong nhà thì giếng trời sẽ để theo hướng đó. Chính vì vậy khi thiết kế cần chú ý đến hướng nào dễ lấy gió và năng lượng khí vào nhà nhất để cho hài hòa.

 

Mặt phẳng của giếng trời .

  • Giếng trời là để che mưa che nắng, đối việc che mưa thì việc thiết kế sao cho phù hợp là cần thiết. Vật liệu làm giếng trời cần có độ phẳng hoặc độ nghiêng thẳng. Mục đích của việc chọn vật liệu cho giếng trời như vậy là để khi gặp mưa hay vật gì va chạm vào thì không bị đọng lại trên bề mặt của giếng.
  • Với giếng trời có độ phẳng nhẵn khi gặp trời mưa thì nước dễ dàng chảy nhanh không bị đọng lại trên mái giếng trời.
  • Khi thiết kế giếng trời thì nên để có độ chếch 1 góc nghiêng thì việc thoát nước sẽ nhanh hơn. Chính vì vậy mà các gia đình không nên chọn vật liệu có độ gồ ghề để làm giếng trời, những vật liệu đó khó thoát nước và làm cho giếng trời nhanh hỏng hơn.
Vật liệu polycarbonat

Các loại vật liệu làm mái che giếng trời

  •    Không chỉ giúp bảo vệ không gian bên trong nhà, mái che giếng trời còn là sản phẩm giúp tăng thêm vẻ đẹp và nổi bật cho ngôi nhà. Hiện nay trên thị trường phổ biến một số loại vật liệu làm mái giếng trời nhiều nhất là:
  • Kính cường lực:  Đây là sản phẩm có độ cứng cao, chịu lực tốt và độ bền cao, đáp ứng các yêu cầu để làm mái che cần các tấm kính cường lực có độ dày từ 10mm trở lên. Được cung cấp bởi những cở sở uy tín, có chất lượng cao tránh trường hợp mua phải kính kém chất lượng rất nguy hiểm cho mọi người trong quá trình thi công và sử dụng.
  • Ngói kính: Là loại vật liệu mới nên chưa phổ biến trên thị trường, có mẫu mã như ngói thông thường nhưng có nguồn gốc từ thủy tinh, cũng có độ chịu lực cao và an toàn.
  • Mica trong suốt: Là một trong những sản phẩm lấy sáng hiệu quả, với chất lượng cao độ dày cũng phải từ 10mm trở lên để đảm bảo an toàn tuyệt đối, tuy nhiên mica không phổ biến bằng kính cường lực bởi giá thành rất cao.
  • Tấm nhựa polycarbonate đặc ruột: Hay còn có tên gọi khác là tấm poly đặc ruột được sản xuất với ứng dụng lấy sáng, chống nóng nhờ được phủ UV chống tia cực tím và các loại bức xạ có hại cho con người khi sử dụng. Tấm poly cường lực là sản phẩm có độ cứng cao, chịu lực tốt gấp 6 lần kính thường đặc biệt giá thành hợp lý nên cũng rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay.


  Để không gian ngôi nhà lấy được tối đa ánh sáng vào nhà thì bạn có thể kết hợp thiết kế lắp thêm cửa kính, hãy tham khảo thêm bảng báo giá cửa kính cường lực lấy ánh sáng vào nhà tốt nhất hiện nay.




 

Các tin khác

Đối tác 1
Đối tác 2
Đối tác 3
Đối tác 4
Đối tác 5
Đối tác 6
CN Miền Bắc
0965.264.222
CN Miền Nam
0909.133.159
CN Miền Bắc
CN Miền Nam