Kính phản quang giá bao nhiêu - Kính 2 chiều, 1 chiều
Kính phản quang được nhiều người tiêu dùng lựa chọn bởi nó đem đến nhiều công năng hữu ích và tiện lợi đến cho người tiêu dùng. Nhiều khách hàng vẫn luôn thắc mắc rằng liệu kính phản quang có đắt hơn nhiều so với các loại kính khác không? Kính phản quang giá bao nhiêu tiền 1 mét vuông?
Kính phản quang có tác dụng gì
Là một loại kính đặc biệt có tác dụng phản xạ lại được ánh sáng đồng thời ngăn các tia tử ngoại, có khả năng cách nhiệt khá tốt nhưng vẫn đảm bảo độ trong suốt và cho phép người nhìn có thể nhìn xuyên qua, đó là nhờ lớp hóa chất đặc biệt được phủ đều lên bề mặt kính.Kính đã được phủ lớp hóa chất Oxít kim loại nên phản xạ được ánh sáng vì vậy được gọi là kính phản quang. Nhờ lớp hóa chất mà kính có khả năng là làm giảm luồng nhiệt dư thừa ánh sáng chói lóa giúp cho cân bằng được ánh sáng vào nhà.
Làm ngăn chặn các tia UV gây hại đến con người.
Đối với kính phản quan sẽ dễ phân biệt hơn so với các loại kính khác. Chỉ bằng mặt thường ta có thể nhận thấy được giữa xuyên nhìn từ bên này sang bên kia hoặc mặt kính tráng lớp phản quang sẽ có độ ráp.
Có tính thẩm mỹ cao đa dạng về màu sắc.
>>>> Xem ngay bảng báo giá cửa nhôm Xingfa hàng nhập khẩu chính hãng chất lượng cao
Phân loại kính phản quang
Kính phản quang phủ cứng – Nhiệt phân
Từ kính trắng sẽ được tráng phủ một lớp phản quang lên bề mặt của kính. Lớp tráng phủ chính là hóa chất oxit kim loại.Vì là kính thường lên có thể chỉnh sửa, khoan khoét cắt thoải mái.
Để tăng tính cứng chắc bền của kính có thể gia công kính trắng phản quang thường thành kính cường lực phản quang hoặc kính dán an toàn phản quang.
Đối với kính cường lực phản quang thì hiện nay chỉ có kính 5mm phản quang ko có độ dày hơn. Dường như loại kính này ít có trên thị trường ngày càng ít xuất hiện.
Kính dán an toàn phản quang là loại kính được sử dụng nhiều nhất. Có thể sử dụng 2 tấm kính trắng phản quang dán lại với nhau được gọi là kính phản quang 2 chiều. Hoặc sử dụng 1 tấm kính trắng thường dán với 1 tấm kính trắng phản quang thì được gọi là kính dán phản quang 1 lớp.
Kính phản quang phủ mềm – phủ chân không
Đây là loại kính sử dụng đến giấy dán phản quang được phủ lên bề mặt kínhGiấy dán kính phản quang
Giấy dán kính phản quang là gì
Là loại kính được dán một lớp giấy phản quang lên kính. Lớp giấy phản quang có khả năng cách nhiệt, phản xạ lại ánh sáng cực tốt.
Giấy dán phản quang còn gọi là phim cách nhiệt phản quang. Loại phim này sẽ được dán vào 1 mặt kính, mặt kính nào tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng sẽ được dán lên.
Phim cách nhiệt phản quang có ưu điểm là có thể nhìn từ mặt không dán phim ra mặt dán phim còn mặt dán phim sẽ không nhìn qua được sang mặt chưa dán phim.
Ưu điểm khi sử dụng phim cách nhiệt dán lên kính là bạn có thể lột lớp phim ra khi không có nhu cầu sử dụng nữa
Nhưng loại kính phản quang phủ mềm dễ bong tróc, trầy xước, không thể gia cường được, không uốn cong nhưng có thể cắt, khoan khoát thêm nếu cần.
Một vài điểm cần chú ý khi sử dụng kính phản quang
Không dùng hóa chất để vệ sinh cửa bởi dễ bong tróc làm mất đi lớp phản quang.Với những vị trí tiếp xúc nắng mưa nhiều thì nên sử dụng phản quang cứng. Còn khi sử dụng phản quang mềm thì lên để lớp dán giấy phản quang quay vào trong nhà sẽ tốt hơn.
Khi lắp đặt cửa thì hạn chế hoặc không lên sử dụng kính phản quang mềm.
Kính phản quảng là kính phải hấp thụ 1 lượng lớn nhiệt độ dư thừa vì vậy để đảm bảo kính được bền an toàn thì lên sử dụng kính gia cường hoặc kính dán.
Báo giá kính phản quang 2 lớp, 1 lớp
Hiện nay phần lớp người tiêu dùng sử dụng kính phản quang 1 lớpSTT | Kính phản quang 1 lớp | Đơn giá (vnđ/m2) |
1 | Kính dán an toàn 8.38mm phản quang Malaisia | 642.000 |
2 | Kính dán an toàn 10.38mm phản quang Malaisia | 684.000 |
3 | Kính dán an toàn 10.38mm phản quang Bỉ | 701.000 |
Đơn giá trên chưa bao gồm VAT 10%
Miễn phí vận chuyển trong vòng bán kính 15km tính từ xưởng sản xuất Havaco Việt Nam. Đối với đơn hàng trên 15km sẽ thu phụ phí vận chuyển theo km đường dài thực tế.
Đối với đơn hàng số lượng và đại lý khách hàng hãy liên hệ trực tiếp.
Xem thêm
Nên xây nhà vào tháng mấy là đẹp nhấtNằm ngủ chân hướng ra cửa chính có sao không