Các loại cửa sổ nhôm kính
Trong cấu trúc của một ngôi nhà, cửa sổ là một bộ phận không thể thiếu trong chỉnh thể của nó. Đây là bộ phận giúp đón gió, đón ánh sáng và tạo sự cân xứng, hài hòa cho cả ngôi nhà của bạn. Do đó, việc lựa chọn loại cửa sổ phù hợp với cấu tạo cũng như đảm bảo tính thẩm mĩ cũng là một điều quan trọng. Trong thời gian gần đây, cửa sổ nhôm kính đang được nhiều khách hàng tin tưởng và chọn lựa bởi những ưu điểm đặc biệt mà loại cửa sổ này mang lại. Tuy nhiên, cửa sổ nhôm kính có rất nhiều loại khác nhau nên khách hàng khó làng mà phân biệt được. Để phục vụ cho khách hàng có cái nhìn tổng quan hơn về nó, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin về các loại cửa sổ nhôm kính qua bài viết sau.
Cửa sổ nhôm kính cũng có cấu tạo giống với cửa nhôm kính bình thường. Nó cũng bao gồm hai thành phần chính là khung nhôm (có nhiều hãng nhôm khác nhau được sử dụng làm cửa sổ như: nhôm thường, nhôm Việt Pháp, nhôm xingfa… ) và kính (kính cường lực, kính dán an toàn) cùng với một hệ thống phụ kiện đi kèm.
Cửa sổ nhôm kính thường được dùng để làm cửa lấy gió, lấy ánh sáng tự nhiên giúp cho không gian căn nhà trở nên thông thoáng, mát mẻ và sang trọng hơn. Hơn nữa, nó cũng giúp ngôi nhà trở nên hài hòa , đẹp đẽ và tinh tế hơn.
Nhờ việc sử dụng kính cường lực có độ dày đạt chuẩn, lại trong suốt và khung nhôm được hàn gắn chắc chắn, cửa sổ nhôm kính có khả năng chống lại các tác động của môi trường bên ngoài và làm tăng tính thẩm mĩ cho căn nhà.
Ngoài ra, cửa sổ nhôm kính còn có giá thành khá hợp lí so với những loại cửa sổ khác như cửa gỗ hay cửa nhựa. Vậy nên khách hàng có thể an tâm khi lựa chọn chúng mà không lo bị hớ giá cả.
Về phân loại cửa sổ nhôm kính
Như đã nói, cửa sổ nhôm kính thường có khá nhiều loại, dạng và mẫu mã. Tuy nhiên, người ta đã đưa ra hai cách phân loại chính là phân loại theo kiểu mở và phân loại theo hãng nhôm.
Thứ nhất: Phân loại theo kiểu mở
Cửa sổ nhôm kính được chia làm 4 loại cơ bản bao gồm: kiểu mở hất, kiểu mở quay, kiểu mở lật quay và kiểu mở trượt. Mỗi loại có những đặc điểm cấu tạo và những ưu, nhược điểm riêng.Cửa sổ mở hất: Là loại cửa sổ được mở hất ra ngoài với một góc khoảng 45 độ. Do cửa được thiết kế và lắp đặt thêm một thanh hạn vị nên loại cửa sổ này luôn được mở một góc cố định tầm 30 độ. Chính vì vậy mà cửa không bị đóng sập hoàn toàn trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, nhờ có hệ gioăng kép và hệ thống chốt đa điểm nên cửa có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt hơn những loại thông thường khác.
Cửa cũng được định vị với góc mở tối đa 90 độ giúp lấy ánh sáng và độ thông thoáng tối đa cho không gian căn nhà. Và vì là mở quay nên khi đóng hay mở cửa đều không làm ảnh hưởng đến diện tích, tạo sự thuận tiện và đẹp mắt cho mọi góc nhìn. Hơn nữa, đây là loại cửa sổ được xem là loại có độ bền và độ an toàn cao nhất so vơi các loại thông thường khác.
Cửa sổ mở lật quay : Loại cửa này linh hoạt hơn trong việc đóng mở với 3 chế độ mở cửa: mở lật 1-2 độ để thông hơi, mở lật 15 độ để giúp thông khí và mở quay 180 độ để thông thoáng toàn bộ không gian. Cả ba chế dộ mở cửa này đều đảm bảo được độ an toàn tuyệt đối nên khách hàng có thể yên tâm khi sử dụng. Cửa có hệ thống chốt đa điểm và hệ gioăng kép được gắn chặt chẽ vào khung cửa, giúp kín khít và tạo khả năng cách âm, cách nhiệt tốt. Đây được xem là loại cửa có tính năng tốt nhất trong các loại cửa upvc và đang được sử dụng rộng rãi không chỉ ở Việt Nam mà còn cả khắp nơi trên thế giới.
Cửa sổ mở trượt: Một trong những điểm cộng của loại cửa sổ mở trượt này là giá thành của nó rẻ hơn nhiều so với những loại cửa khác từ upvc nên được khá nhiều người lựa chọn. Cơ chế hoạt động của cửa là cánh trượt trên các đường ray được cố định sẵn . Nhờ đó, cửa không làm tiêu tốn diện tích khi hoạt động, đồng thời còn tránh được các va đập từ bên ngoài.
Thứ hai: Phân loại theo hãng nhôm.
Với cách phân loại này, cửa sổ nhôm kính được chia làm rất nhiều loại vì các hãng nhôm trên thị trường là rất đa dạng, phong phú.>>>Tham khảo bảng giá cửa nhôm kính Xingfa hàng nhập khẩu để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái
>>> Tham khảo thêm báo giá cửa kính cường lực 12mm, 10mm, 8mm