BNC
Hotline:
0965.264.222
Hỗ trợ trực tuyến
Kinh doanh 1 / Mr Cần 0931.026.555
Kinh doanh 2 / Ms Tươi 0982.997.256
Trang chủ    Góc tư vấn   Tiêu chuẩn độ nghiêng cho phép của nhà ở, tòa nhà công trình

Tiêu chuẩn độ nghiêng cho phép của nhà ở, tòa nhà công trình

Hiện nay một ngôi nhà không chỉ đòi hỏi tính thẩm mỹ đẹp mà mấu chốt quan trọng hơn hết là độ an toàn kiên cố của ngôi nhà có được đảm bảo trong quá trình sử dụng hay không vì nó còn làm ảnh hưởng đến độ an toàn của các thành viên trong ngôi nhà và những ngôi nhà xung quanh. Vậy độ nghiêng cho phép của nhà ở là bao nhiêu là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.

Nhà nghiêng bao nhiêu thì nguy hiểm

Trong quá trình xây dựng nhà thì hiện tưởng đất lún sạt là khó tránh khỏi chính vị vậy mà trước khi xây dựng các nhà thiết kế cần khảo sát địa hình xung quanh ngôi nhà cần xây dựng để tính được các yếu tố tự nhiên trong quá trình xây nhà.

Thế nào là hiện tượng nhà ở bị lún bị nghiêng.

Lún là hiện tượng móng nhà sẽ bị thay đổi thấp hơn so với mặt đất nền đang sử dụng, bị nghiêng là hiện tượng bức tường nhà sẽ không còn vuông góc với mặt nền nhà nữa mà đã bị lệch về một hướng nào đó làm cho ngôi nhà không còn được vững chắc đảm bảo an toàn có thể đổ bất cứ lúc nào nếu độ nghiêng quá lớn.

Nguyên nhân làm cho nhà bị sụt lún và nghiêng

  • Trước khi xây dựng lên bản vẽ thiết kế không khảo sát thực tế hiện trạng đất cần xây là địa hình xung quanh của công trình.
  • Việc đào móng quá nông so với trọng tải quả ngôi nhà khi ngôi nhà xây lên cao thì trọng tải bị dốn xuống quá lớn làm thay đổi sụt lún móng nhà.
  • Xây dựng nhà trên nền móng quá yếu mà không được xử lý kỹ càng trước khi xây dựng nhà. Những nền móng nhà yếu thường là những nền móng trước đây có chứa nhiều nước hoặc gần sông, rạch, đất khá trũng, bùn lầy mà quá trình san lấp mặt bằng không được làm an toàn chắc chắn.
Với những yếu tố trên của nền đất cần được gia cố cẩn thận, kỹ càng, san đất lấp đầy những bị trí có nước, thấp cho bằng phẳng sau đó cho xe lu làm nhiều lần để cho đất lún dần đều, sau đó mới bắt đầu đào móng trong quá trình làm móng cần gia cố chèn cọc chắc chắn để đảm bảo nhà khi xây dựng lên không bị sụt lún hay nghiêng. 
Một trong những nguyên nhân trên làm nhà nghiêng thì các ngôi nhà phố hiện nay hay gặp đó là việc những ngôi nhà mới bên cạnh trong quá trình làm móng đã đào quá sâu làm ảnh hưởng đến nhà xung quanh. Hoặc là tải trọng ngôi nhà mới xây bên cạnh có tải trọng quá lớn làm ảnh hưởng đến ngôi nhà cũ xung quanh làm cho móng nhà bị sụt nghiêng 1 bên.
Bên cạnh đó nhà còn bị sụt lún nghiêng do ngôi nhà được cải tạo làm lên thêm nhiều tầng.
Ngoài những yếu đó trên nó còn bị ảnh hưởng bởi những tác động của thiên nhiên như hạ mực nước ngầm, hang động ngầm, lún do tải trọng san lấp bặng bằng xung quanh…
>>>> Xin giấy phép xây dựng mất bao lâu 

Cách đo độ nghiêng của ngôi nhà, công trình xây dựng

Ngôi nhà bị nghiêng là tình trạng ngôi nhà đang lún không đồng đều, để biết được ngôi nhà nghiêng theo chiều nào cần phải đo đạc chính xác. Một trong những biện pháp nên áp dụng để đo đạc cho ra kết quả có độ chính xác cao:
Phương pháp thả dọi
Phương pháp chiếu đứng
Phương pháp đo góc
Phương pháp tọa độ

Độ nghiêng cho phép thường là bao nhiêu thì an toàn

Độ nghiêng của các ngôi nhà còn phụ thuộc vào số tầng cũng như trọng lượng ngôi nhà.
Độ lún nghiêng tối đa cho phép của các công trình sẽ giao động từ 8 cho đến 30 cm. Ngoài ra còn chú trọng đến trị số lún tuyệt đối, quy định lượng chênh lệch tối đa cho phép về độ nghiêng.
Khi nhà có hiện tượng nứt nẻ có nghĩa nhà đang rơi vào tình trạng nguy hiểm có thể đổ bất cứ lúc nào.
Đối với công trình nhà dân dụng độ lún nghiêng là 8cm.
Đối với công trình công nghiệp thì lên đến 20cm

>>>> Tìm hiểu thêm hồ sơ xin phép xây dựng gồm những gì

Các tin khác

Đối tác 1
Đối tác 2
Đối tác 3
Đối tác 4
Đối tác 5
Đối tác 6
CN Miền Bắc
0965.264.222
CN Miền Nam
0909.017.708
CN Miền Bắc
CN Miền Nam